Phẫu Thuật Chửa Ngoài Tử Cung Vỡ

I. Định Nghĩa Phẫu Thuật Chửa Ngoài Tử Cung Vỡ

Chửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh làm tổ ở ngoài buồng tử cung (ở vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng,…). Khi thai phát triển to lên, vòi trứng, buồng trứng sẽ nứt vỡ gây chảy máu trong ổ bụng gọi là chửa ngoài tử cung vỡ, cần phải phẫu thuật cấp cứu.

Các vị trí của chửa ngoài tử cung: vòi tử cung (chủ yếu), buồng trứng, ống cổ tử cung, ổ bụng.

II. Nguyên Tắc Điều Trị

-Mổ cấp cứu, hồi sức tích cực trước, trong và sau phẫu thuật.

III. Chỉ Định

-Người bệnh có choáng hoặc huyết động không ổn định.

-Việc tiếp cận nội soi quá khó khăn như dính nhiều vùng tiểu. Các bạn có thể tham khảo bài viết khác tại: bệnh viện đa khoa hồng hà

IV. Chuẩn Bị Phẫu Thuật Chửa Ngoài Tử Cung Vỡ

1. Người thực hiện

-Bác sĩ chuyên khoa sản đã từng làm phẫu thuật trong sản phụ

-Kíp phẫu thuật rửa tay, mặc áo, đội mũ, đeo găng vô khuẩn.

Hình Minh Hoạ Phẫu Thuật Chửa Ngoài Tử Cung Vỡ
Hình Minh Hoạ Phẫu Thuật Chửa Ngoài Tử Cung Vỡ

2.     Phương tiện, thuốc

-Bộ phẫu thuật ổ bụng.

-Các loại dịch truyền thay máu và các thuốc hồi sức.

-Thuốc tiền mê, gây mê, nội khí quản.

-Máu cùng loại trong ca mất máu nhiều cần truyền máu cấp cứu.

3. Người bệnh

-Được tư vấn về lý do phải mổ cấp cứu và nguy cơ có thể xảy ra, ký giấy cam đoan mổ. Nếu người bệnh choáng nặng thì người nhà ký

-Vệ sinh vùng bụng và âm hộ, thông tiểu sát khuẩn thành bụng vùng mổ.

-Tiền mê, hồi sức tích cực trong ca choáng mất máu nặng.

-Gây mê nội khí quản để chủ động về hô hấp và tuần hoàn trong khi mổ

V. Các Bước Tiến Hành

Bước 1: 

-Rạch bụng đường giữa dưới rốn hoặc đường ngang trên vệ, qua các lớp da, cân, cơ, phúc mạc để vào ổ bụng.

-Dùng 2 panh kẹp nhấc phúc mạc lên cao và mở phúc mạc. Kiểm tra xem có máu trong ổ bụng, máu mầu gì

-Nếu có nhiều máu đỏ tươi: múc máu trong ổ bụng đổ vào chai có chứa Natri citrat qua phễu có 8 lần gạc để lọc lấy lại máu truyền cho người bệnh.

-Nếu máu trong bụng mầu nâu sẫm hoặc hơi đen là máu chảy đã lâu có thể bị vỡ hồng cầu, không nên truyền hoàn hồi.

-Cho tay vào tìm đáy tử cung kẹp kéo lên cao kiểm tra 2 bên vòi tử cung, buồng trứng tìm chỗ vòi trứng tổn thương kẹp lại cầm máu.

-Mở rộng thành bụng bằng hai panh Harmann kéo sang hai bên, nếu vòi tử cung bị vỡ, máu chảy nhiều nên cắt bỏ vòi tử cung cầm máu, dùng kìm có mấu kẹp sát với tử cung, nơi mạc treo vòi ít mạch máu, dùng kéo cắt khối chửa tới sát tai vòi tử

Bước 2: 

-Nếu tổn thương ở vòi tử cung có thể bảo tồn thì khâu phục hồi vòi trứng khi người bệnh trẻ, chưa đủ

-Khâu cuống mạch bên vòi tử cung bị cắt bằng chỉ tự tiêu và buộc chặt cầm máu.

-Nếu chửa ở đoạn kẽ tử cung (khối chửa nằm ngoài dây chằng tròn) thì có thể cắt góc tử cung hay cắt tử cung bán phần nếu người bệnh có 2 con, trên 35 tuổi.

-Nếu chửa ngoài tử cung ở buồng trứng thì cắt vùng buồng trứng tổn thương, khâu cầm máu bằng chỉ tự tiêu vắt cầm máu.

-Cho nằm đầu cao, lau sạch ổ bụng, kiểm tra lại tiểu khung, 2 vòi tử cung, buồng trứng, cùng đồ và các tạng lân cận.

-Không đặt dẫn lưu

Bước 3: 

-Đóng thành bụng theo lớp giải phẫu..

-Truyền máu hoàn hồi cho người bệnh hoặc dịch thay máu và máu tươi nếu cần.

VI. Tai Biến Và Xử Trí Sau Phẫu Thuật

-Chảy máu sau phẫu thuật:

Trong 6 giờ đầu phải theo dõi mạch, huyết áp và toàn trạng tại phòng hồi tỉnh (chăm sóc cấp I). Nếu mạch nhanh, huyết áp giảm, bụng gõ đục, siêu âm có nhiều dịch tự do, phải nghĩ đến chảy máu trong, có thể do tuột chỉ khâu diện cắt vòi tử cung. Cần phải phẫu thuật lại ngay để cầm máu.

-Nhiễm khuẩn:

Trong khi phẫu thuật phải lau sạch lấy hết máu đọng và máu cục trong ổ bụng để tránh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên tránh lau kỹ quá gây dính ổ bụng vì thanh mạc bị tổn thương. Phải cho kháng sinh toàn thân liều điều trị để dự phòng nhiễm khuẩn, đặc biệt là khi truyền máu hoàn hồi.

Nguồn: Dựa Theo CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH – BỘ Y TẾ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *