Tìm Hiểu Xét Nghiệm Điện Giải Đồ
Các chất điện giải trong cơ thể (Natri, Kali, Clo) đóng vai trò rất quan trọng bởi vì chúng là những chất mà tế bào ( đặc biệt là các tế bào thần kinh, tim và cơ) sử dụng để duy trì điện áp trên màng tế bào của chúng và mang xung điện ( xung thần kinh, co thắt cơ) trên chính chúng đến các tế bào khác.
Xét Nghiệm Điện Giải Đồ Là Gì ?
Xét Nghiệm điện giải đồ là một xét nghiệm định lượng nồng độ các ion điện giải như ( Natri, Kali, Clo) trong cơ thể. Từ những chỉ số này cho biết mức độ điện giải ở mức bình thường, cao, thấp hay bất bình thường, những chỉ số này có ảnh hương như thế nào đến sức khỏe của toàn cơ thể.

Xét nghiệm điện giải đồ khi nào cần?
Xét nghiệm điện giải đồ thường được chỉ định khi bệnh nhân có các dấu hiệu của tình trạng rối loạn điện giải trong cơ thể; kèm theo những triệu chứng như: Mất nước, tim đập bất thường, hoa mắt chóng mặt, tuần hoàn máu kém,…
Ngoài ra, trong theo dõi điều trị các bệnh lý như: Suy tim, tăng huyết áp, bệnh lý về gan, thận thì xét nghiệm điện giải đồ cũng có thể được chỉ định.
Ý nghĩa của các chỉ số điện giải đồ.
– Là xét nghiệm đánh giá tình trạng muối, nước của cơ thể, bao gồm 3 xét nghiệm là Natri, Kali và Clo.
– Natri đóng vai trò cơ bản trong điều hòa cân bằng nước và duy trì áp lực thẩm thấu máu.
– Kali chịu trách nhiệm duy trì thăng bằng toan – kiềm, điều hòa áp lực thẩm thấu tế bào và đóng vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh và tình trạng co cơ.
– Clo có một số chức năng như tham gia duy trì tình trạng trung hòa về điện tích bằng cách đối trọng với các cation như Na+ (NaCl, HCl), hoạt động như một thành phần của hệ đệm, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và tham gia duy trì ấp lực thẩm thấu và cân bằng nước trong cơ thể.
+ Giá Trị Tham Chiếu Của Điện Giải Đồ :
Na ( NaTri ) : 135 – 145 mmol/l.
K ( Kali ) : 3,5 – 4,5 mmol/l.
Cl (Clo ) : 90 – 110mmol/l.
Natri máu:
+ Tăng natri trong: Cường năng vỏ thượng thận (hội chứng Cushing) và khi điều trị bằng corticoid, Tăng aldosteron tiên phát (hội chứng Cohn) và Đái tháo nhạt, mất nước
+ Giảm trong mất quá mức (nôn, ỉa chảy, dùng thuốc lợi niệu…), truyền quá nhiều dịch không chứa điện giải, suy thận, suy tuyến thượng thận, hội chứng thận hư…

Kali máu:
+ Tăng trong suy thận cấp và mạn, bệnh Addíon, truyền quá nhiều dung dịch muối ưu trương…
+ Giảm trong các bệnh lý thận (bệnh thận kẽ, bệnh mạch thận, ống thận, u thận chế tiết renin…), do mất K+ (nôn, ỉa chảy, bỏng, mất quá nhiều mồ hôi, dùng thuốc thụt tháo, lợi tiểu…), Truyền dịch muối không cung cấp Kali, cường Aldosteron, hội chứng Cushing…
Clo máu
+ Tăng trong toan chuyển hóa kết hợp với ỉa chảy kéo dài gây mất Natri bicarbonat, bệnh lý ống thận, kiềm hô hấp, hội chứng Cushing, suy tim, suy thận cấp, thiếu máu…
+ Giảm trong nôn, suy thận mạn, dùng thuốc lợi niệu, bệnh Addison, suy vỏ thượng thận…
Có thể làm xét nghiệm Điện Giải Đồ đâu?
Xét nghiệm điện giải đồ là xét nghiệm khá là phổ biến và được nhiều các cơ sở khám chữa bệnh đã và đang triển khai xét nghiệm này.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà đã và đang thực hiện xét nghiệm này với đội ngũ y tế được đào tạo đầy đủ với các trang thiết bị hiện đại mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất, đảm bảo kết quả chính xác, nhanh chóng và đáng tin cậy.
Một số bài viết khác:
Tri ân Ngày Quốc tế Điều dưỡng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI VIỆC LÀM NĂM 2025
TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 5
LỄ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HÀ
Tham gia ngày hội việc làm do Trường Đại học Y khoa Vinh tổ chức
ThS.BS Hồ Xuân Sơn làm việc tại BVĐK Hồng Hà