Xét Nghiệm Định Lượng Kẽm (Zn)

Xét Nghiệm Định Lượng Kẽm (Zn)

1. Vai trò của Kẽm

Kẽm là một kim loại thiết yếu tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Cơ thể chứa khoảng 2 đến 3g kẽm tìm thấy trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch hầu và tinh hoàn. Một phần ba  kẽm trong huyết tương gắn lỏng lẻo với albumin, trong khi hai phần ba gắn chặt với globulin. Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Kẽm hỗ trợ một hệ thống miễn nhiễm lành mạnh, cần thiết cho vết thương lành lại, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA. Kẽm cũng hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường thai nhi trong bụng mẹ, thời kỳ ấu thơ và thiếu niên.

Hình minh hoạ Xét Nghiệm Định Lượng Kẽm (Zn)
Hình minh hoạ Xét Nghiệm Định Lượng Kẽm (Zn)

2. Chỉ số bình thường

   Xét nghiệm kẽm hay xét nghiệm định lượng kẽm nhằm mục đích định lượng nồng độ kẽm trong máu, giúp đánh giá về các nguy cơ liên quan đến thiếu và thừa kẽm trong cơ thể.

Hàm lượng trong huyết thanh được phân chia ở các độ tuổi khác nhau:

Độ tuổi Giá trị tham chiếu (mmol/L)
< 4 tháng 10 – 21
4 – 12 tháng 10 – 20
1 – 5 tuổi 10 – 18
6 – 9 tuổi 12 – 16
10 – 13 tuổi Nam: 12 – 15 Nữ: 12 – 18
14 – 19 tuổi Nam: 10 – 18 Nữ: 9 – 15
Người trưởng thành 7      – 23

3. Kẽm được chỉ định khi nào

   Xét nghiệm định lượng kẽm trong máu nên được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Những bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu thiếu kẽm như: móng dễ gãy, chậm mọc hoặc có đống trắng; giảm sự ngon miệng; giảm vị giác; chậm liền sẹo; chậm mọc tóc hay dễ rụng tóc;…

– Ở trẻ nhỏ, tình trạng thiếu kẽm xảy ra phổ biến, biểu hiện lâm sàng đa dạng như:

– Chậm phát triển, gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng da và niêm mạc tái diễn nhiều lần.

– Tiêu hoá: ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, nôn kéo dài,…

– Tâm-thần kinh: rối loạn giấc ngủ, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần, khóc đêm, mộng du, nghiến răng, rối loạn nhận thức,..

– Giác quan: rối loạn vị giác và khứu giác.

– Da: có các tổn thương ngoài da, mụn phỏng nước, mụn mủ, vết thương chậm lành,…

Hình minh hoạ bài viết Xét Nghiệm Định Lượng Kẽm (Zn)
Hình minh hoạ bài viết Xét Nghiệm Định Lượng Kẽm (Zn)

– Phụ nữ có thai.

– Ngoài ra, nếu lạm dụng hoặc nhiễm độc kẽm (rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, sốt, thiếu máu, giảm miễn dịch, viêm loét da,…) cũng nên làm xét nghiệm. Kẽm chỉ phát huy tốt tác dụng sinh học của nó khi duy trì ở ngưỡng sinh học.

4. Làm xét nghiệm kẽm ở đâu

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà đã và đang thực hiện xét nghiệm này với đội ngũ y tế được đào tạo đầy đủ với các trang thiết bị hiện đại mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất, đảm bảo kết quả chính xác, nhanh chóng và đáng tin cậy.

Hồ Thị Phương Thoa

Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *