Xét Nghiệm Giun Đũa Chó/Mèo – Toxocara Spp

Xét Nghiệm Giun Đũa Chó/Mèo – Toxocara Spp

   Giun đũa chó/mèo thuộc họ giun tròn ký sinh ở chó và mèo. Người chỉ là vật chủ trung gian khi ăn phải thức ăn có chứa trứng giun.

   Giun đũa chó/mèo trưởng thành thường ký sinh ở ruột non của chó/mèo. Trứng được bài tiết ra theo phân ra ngoài ngoại cảnh, gặp điều kiện thích hợp trứng sẽ phát triển thành trứng chứa ấu trùng. Khi người ăn phải trứng có chứa ấu trùng giun đũa chó/mèo nó sẽ nở thành ấu trùng rồi chui qua thành ruột đi khắp hệ tuần hoàn của cơ thể (gan, não, mắt,…). Trứng giun đũa chó/mào có ở đất, cát, thực phẩm,…xâm nhập vào cơ thể người qua con đường tiêu hóa, qua da.

Ảnh minh hoạ Xét Nghiệm Giun Đũa Chó/Mèo – Toxocara Spp
Ảnh minh hoạ Xét Nghiệm Giun Đũa Chó/Mèo – Toxocara Spp

Xét nghiệm Toxocara spp khi nào?

– Nổi mẫn ngứa, nổi mề đay nhiều dai dẳng không khỏi.

– Người gầy gò,sụt cân.

– Tiếp xúc nhiều với chó/mèo.

– Người hay ăn thịt chó/mèo chưa được nấu chín, rau sống chưa được rửa sạch.

Xét nghiệm tìm ấu trùng giun đũa chó/mèo:

Có nhiều kĩ thuật xét nghiệm tìm ra ấu trùng giun đũa chó mèo trong cơ thể người như: xét nghiệm miễn dịch huyết thanh, xét nghiệm sinh học phân tử PCR trong mô hoặc dịch cơ thể, xét nghiệm sinh thiết mô để tìm ấu trùng trong mô, cơ quan,…nhưng hiện tại Bệnh viên Đa khoa Hồng Hà đang triển khai kĩ thuật xét nghiệm miễn dịch huyết thanh ELISA. Đây là phương pháp xét nghiệm phổ biến rộng rãi và có độ nhạy, độ đặc hiệu cao.

Giá trị của xét nghiệm:

– 0-0.25 OD: Âm tính

Từ 0-0.25OD âm tính có nghĩa là bệnh nhân chưa từng nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo hoặc đang mắc ở giai đoạn sớm.

– 25-0.3OD: Grazone:

Từ 0.25-0.3OD là trong tình trạng nghi ngờ nhiễm 2 tuần sau bệnh nhân đến kiếm tra lại để xác định có nhiễm ấu trùng giun hay không.

– >0.3 OD: Dương tính

0.3 OD có nghĩa là bệnh nhân đang trong giai đoạn nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo.

Ảnh minh hoạ bìa viết Xét Nghiệm Giun Đũa Chó/Mèo – Toxocara Spp
Ảnh minh hoạ bìa viết Xét Nghiệm Giun Đũa Chó/Mèo – Toxocara Spp

Biện pháp phòng bệnh:

– Hạn chế tiếp xúc với chó/mèo.

– Tẩy giun cho chó/mèo theo định kỳ.

– Ăn chín uống sôi để hạn chế ăn phải ấu trùng giun đũa chó/mèo.

– Vệ sinh cá nhân,rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh.

– Tuyên truyền về tác hại nguy hiểm của bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo.

Nguyễn Thị Quý

Khoa Xét nghiệm – BVĐK Hồng Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *