Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh
Sắt có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Sắt có chức năng vận chuyển oxy đến các mô và gián tiếp vào quá trình vận chuyển ngược cacbon dioxid từ các mô về phổi. Trong hệ tuần hoàn, sắt được gắn với một protein vận chuyển là transferrin, protein này có chức năng vận chuyển sắt tới các cơ quan trong cơ thể. Sắt được dự trữ dưới dạng ferritin và hemosiderin.
1.Mục đích xét nghiệm
Xét nghiệm huyết thanh để đánh giá toàn diện lượng sắt có trong máu. Transferrin là một protein trong máu, giúp vận chuyển sắt đến các cơ quan cần sắt trong cơ thể như: tủy xương, tổ chức cơ. Xét nghiệm cho biết lượng sắt gắn với protein transferrin, từ đó bác sỹ có thể nhận định được trong máu đang thiếu hay dư thừa sắt.
2. Giá trị bình thường
– Nam: 70-190 µg/dL hay 12,5 – 34,1 µmol/L
– Nữ: 60-190 µg/dL hay 10,7 – 34,1 µmol/L
3. Nồng độ sắt huyết thanh thấp
– Thiếu máu do thiếu sắt.
– Khẩu phần ăn thiếu sắt.
– Các nguyên nhân gây giảm hấp thụ.
– Mất máu qua: Đường tiêu hóa, sản phụ khoa, tiết niệu.
– Tăng nhu cầu sắt : Giai đoạn cơ thể sinh trưởng, có thai, kinh nguyệt (nữ mất 3-8 mg sắt trong mỗi kỳ kinh), tình trạng sau phẫu thuật, hội chứng viêm, nhiễm trùng cấp và nhất là nhiễm trùng mạn, ung thư và bệnh lý u tân sinh.
– Các nguyên nhân khác: bỏng rộng, hội chứng tăng urê máu, suy giáp, hội chứng thận hư
– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ sắt huyết thanh là: Allopurinol, aspirin, cholestyramin, hormon hướng thượng thận, metformin, pergolide, progestin, risperidon, testosterone.
– Giảm giả tạo nồng độ sắt huyết thanh có thể xảy ra khi mẫu bệnh phẩm bị đục do tăng lipid máuhay do các tình trạng viêm.
4. Nồng độ sắt huyết thanh cao
– Sắt huyết thanh cao trong máu gặp khi bạn sử dụng thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B6, vitamin B12, uống thuốc viên ngừa thai. Ngoài ra, nồng độ sắt huyết thanh cao còn do ảnh hưởng từ một số bệnh lý như:
– Thiếu máu tan huyết: Tình trạng hồng cầu bị vỡ hàng loạt do bất thường về đời sống hồng cầu.
– Các bệnh lý về gan: hoạt tử tế bào gan, viêm gan.
– Ngộ độc sắt: khi bạn sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất sắt.
– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ sắt huyết thanh là: cefotaxim, chloramphenicol, estrogen, sulfate sắt, methimazole, methotrexat.
Hồ Thị Phương Thoa
Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà
Một số bài viết khác:
ĐÓN TIẾP ĐOÀN THAM QUAN BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG CƯỜNG – BẮC GIANG
Tham gia hội nghị hình ảnh học Ổ Bụng tại Quảng Ninh
Khám sức khỏe ngày 03 tháng 11 năm 2024
Khám sức khỏe định kỳ cho công ty ở Hà Tĩnh
Trường TH Đức Lâm và Trường MN Đậu Liêu KSK Định Kỳ
NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM 26 10 2024