Xét Nghiệm Tiểu Cầu
Máu được chia làm 2 phần chính là: huyết tương và huyết cầu.
Trong huyết cầu thì gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
-Tiểu cầu được sinh ra từ cá mẫu tiểu cầu trong tủy xương. Tiểu cầu là tế bào nhỏ nhất trong tuần hoàn, có hình tròn hoặc bầu dục, không nhân. Trên tiêu bản nhuộm Giemsa tiểu cầu bắt màu đỏ hồng, thường tụ thành từng đám.
-Bình thường, số lượng tiểu cầu khoảng 150-450 G/l. Tuy nhiên trên lâm sàng số lượng tiểu cầu chỉ được coi là giảm khi dưới 100 G/l. Tiểu cầu sống trung bình 9-11 ngày. Tiểu cầu già cỗi bị thực bào do các đại thực bào, chủ yếu tại lách.
– Lách chính là nơi bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu cũng như các tế bào máu khác trong cơ thể. Những bất thường của lá lách như lách to có thể dẫn đến việc tăng quá trình bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu, làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.
Chức năng chính của tiểu cầu:
-Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đông-cầm máu.
Biện luận số lượng tiểu cầu:
* Giảm tiểu cầu: Khi số lượng tiểu cầu <100 G/l. Biểu hiện của giảm tiểu cầu thường là chảy máu niêm mạc như chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, chảy máu cam,…
-Giảm sản xuất tiểu cầu: có thể da các bệnh bẩm sinh như giảm bệnh giảm tiểu cầu và thiếu máu xương quay, thiếu máu Fanconi,…hoặc các bệnh lý mắc phải như suy tủy xương, bệnh ung thư (leukemia cấp hoặc ung thư di căn tủy xương…). thiếu máu do thiếu vitamin B12, do thuốc ( lợi tiểu nhóm thiazid, hóa chất chống ung thư…)
-Tăng phá hủy tiểu cầu: gặp trong các bệnh lý bẩm sinh như ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn (ATP), nhiễm virus, bệnh lý tăng sinh lympho, lupus ban đỏ hệ thống, ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (DIC), do thuốc (quinidin, penicillin), sau truyền máu nhiều lần…
* Tăng tiểu cầu: khi số lượng tiểu cầu lớn hơn hoặc bằng 700 G/l.
-Hội chứng tăng sinh tủy ác tính (tăng tiểu cầu tiên phát, đa hồng cầu, leukemia tủy mạn, dị sản dạng tủy vô căn,…)
-Sau cắt lách (24h đầu sau cắt lách).
-Rối loạn chuyển hóa sắt.
Các xét nghiệm liên quan chức năng tiểu cầu:
-Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: chỉ số PLT cho ta biết số lượng tiểu cầu.
-Xét nghiệm thời gian máu chảy, thời gian máu đông.
-Ngoài ra, các xét nghiệm trong đông máu như PT, APTT cũng giúp ta đánh giá được mức độ tiểu cầu trong máu.
Một số bài viết khác:
LỊCH LÀM VIỆC TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
Tuyển dụng nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn
Chương trình TRI ÂN KHÁCH HÀNG CUỐI NĂM 2024
Danh sách thực hành tháng năm 2024 tại Bệnh viện đa khoa Hồng Hà
Kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển BVĐK Hồng Hà
Đón tiếp BS CKI Lê Tự Phúc về tham quan bệnh viện